Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Một số nội dung trọng tâm trong Đề án hợp nhất tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên

2025-04-17 08:52:00.0

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, việc nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh đang trở thành yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, việc dự kiến sắp xếp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn không chỉ mang tính khả thi cao mà còn là bước đi chiến lược nhằm phát huy tiềm năng vùng, thúc đẩy phát triển bền vững, toàn diện và đồng bộ. Đây cũng là chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11 và cũng là sự đồng thuận đề xuất của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn.

 Tầm quan trọng và lý do hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc cạn

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị trao đổi công tác giữa Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn diễn ra vào chiều 27/3/2025

1. Thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy

  • Giảm đầu mối đơn vị hành chính cấp tỉnh, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

  • Tiết kiệm chi phí vận hành, từ đó tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cơ sở lịch sử và truyền thống gắn bó

  • Từng là một tỉnh thống nhất (tỉnh Bắc Thái) từ năm 1965 đến 1996.

  • Có sự tương đồng về văn hóa, phong tục, lễ hội, và lịch sử cách mạng.

3. Tăng cường sức mạnh kinh tế - khai thác thế mạnh lẫn nhau

  • Thái Nguyên mạnh về công nghiệp, giáo dục, y tế.

  • Bắc Kạn có tài nguyên rừng, khoáng sản, du lịch sinh thái.

  • Việc hợp nhất tạo ra không gian phát triển kinh tế rộng lớn, khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.

4. Phát triển hạ tầng, phân bổ nguồn lực hợp lý hơn

  • Kết nối giao thông tốt (cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, Quốc lộ 3...).

  • Dễ dàng quy hoạch liên tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng đồng đều.

5. Thúc đẩy liên kết vùng và kết nối giao thông

  • Tạo thuận lợi cho việc quy hoạch hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là giao thông liên vùng.

6. Tăng cường quốc phòng – an ninh

  • Thái Nguyên là trung tâm quân sự (Bộ Tư lệnh Quân khu 1).

  • Bắc Kạn là căn cứ cách mạng, vùng chiến lược quan trọng.

  • Việc hợp nhất tạo thế trận quốc phòng, an ninh liên hoàn vững chắc.

7. Tạo sự đồng thuận cao từ người dân

  • Hai tỉnh có văn hóa, dân tộc tương đồng (Tày, Nùng...).

  • Dễ dàng tạo sự ủng hộ khi có sự hòa hợp về truyền thống và đời sống.

8. Phù hợp với xu thế phát triển thời đại số

  • Quản lý nhà nước, hành chính công có thể tinh gọn, hiệu quả hơn nhờ chuyển đổi số.

  • Từ những yếu tố trên cho thấy sự hợp nhất giữa  tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Cạn là việc cần thiết đối với việc phát triển mạnh mẽ về Văn hóa- Kinh tế- Xã hội và đảm bảo về An ninh- Quốc phòng.



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1933031